aA

Góc nhìn thẳng 09:24, 10/01/2022 GMT+7

“Nhai đi nhai lại”

Đỗ Thành
Thứ 2, 10/01/2022 | 09:24:14 898 lượt xem
BPO - “Ba phiên tòa xử bốn nhà bất đồng chính kiến diễn ra liên tiếp trong tháng 12”. Đó là dòng “title” Việt Tân đăng vào ngày 7-12-2021, đây là hành động “nhai lại” bản tin của Đài Á châu tự do (RFA) trước đó 1 ngày. Chúng cho rằng: “Bộ luật Hình sự năm 2015 thay thế cho Bộ luật năm 1999, điều 88 thay thế bằng điều 117 quy định tội “làm, tàng trữ hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Tuy tên gọi thay đổi nhưng bản chất tương tự nhau, là để buộc tội những người có tiếng nói bất đồng với nhà nước Việt Nam”.

Lâu nay vẫn thế, cứ đến gần ngày 10-12 (ngày Nhân quyền quốc tế) thì vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền luôn được các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội chính trị, các tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam đưa ra “mổ xẻ”, khai thác với ý đồ không mấy tốt đẹp. Chúng phủ nhận, xuyên tạc sự nỗ lực, thành quả nhằm tạo nên những góc nhìn méo mó về nhân quyền tại Việt Nam. Bất chấp thực tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn về nhân quyền được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, những luận điệu xuyên tạc như vậy vẫn lặp đi lặp lại, hết năm này qua năm khác tới mức làm cho người ta cảm thấy nhàm chán.

Nhìn qua ngó lại cũng đa số toàn gương mặt thân quen, những kẻ lưu vong đang cao giọng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền như: Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Đình Thắng, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Trương Quốc Huy... Chúng cố tình lờ đi những thành tựu của Việt Nam về nhân quyền để chĩa mũi dùi phá hoại đất nước vì động cơ chính trị thấp hèn. Cũng dễ hiểu khi những đối tượng chống phá trong nước như: Phạm Thị Đoan Trang, Phạm Trí Dũng, Trần Huỳnh Duy Thức, Cấn Thị Thêu… bị xét xử theo quy định pháp luật với tội danh tuyên truyền, chống phá Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia. Ngay lập tức, bên ngoài chúng hùa nhau cổ xúy, tung hô những kẻ phá hoại đất nước như những người hùng về đấu tranh dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Chúng gọi số chống đối là “những người bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm”… Thậm chí, chúng còn tự tuyên dương nhau như những người hùng đấu tranh cho nhân quyền: “có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang, đó là tù nhân lương tâm”.

Quay trở lại lịch sử, ngay từ khi thành lập nước, vấn đề nhân quyền được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 trước toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới: đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người cũng nhấn mạnh đất nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam làm chủ, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy. Kế thừa và phát huy các giá trị về nhân quyền, đầu tháng 11-2021, khi tham dự hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai về nhân quyền của Việt Nam”. Điều đó không chỉ thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Đó còn là thông điệp đanh thép của người đứng đầu Chính phủ khẳng định những thành quả to lớn về nhân quyền của Việt Nam được minh chứng từ cơ sở thực tiễn.

Đã 77 năm kể từ khi thành lập nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn lấy quyền và lợi ích của nhân dân làm trung tâm trong mọi chính sách, hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật để quản lý xã hội. Hệ thống pháp luật luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và ngày càng hoàn thiện, mang đậm tính nhân văn của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Điều đó được thể hiện rõ trong nhiều văn bản luật, đặc biệt là trong nội dung các bản Hiến pháp, qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi quyền con người luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bằng chứng là Việt Nam đã giành số phiếu rất cao khi được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2014-2016. Đặc biệt, ngày 7-6-2019, tại trụ sở Liên hợp quốc, Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu ủng hộ cao kỷ lục 192/193. Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1 và tháng 4-2021, để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Điều đó cho thấy uy tín, trách nhiệm quốc tế của Việt Nam về bảo vệ quyền con người. 

Báo cáo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) năm 2020, Việt Nam nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới, xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990-2020, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng hơn 45% và là nước có tốc độ tăng HDI cao nhất thế giới. Việt Nam là một trong số những quốc gia về đích sớm trong nhiều mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam khẳng định: “Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong thúc đẩy bảo vệ quyền con người thông qua việc phê chuẩn các điều ước quốc tế quan trọng như: Công ước quốc tế về tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Công ước về quyền của người khuyết tật… Việt Nam cũng đã nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý với nhiều điều khoản phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia”.

Hai năm qua, khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã dốc toàn lực, nhanh chóng thực hiện mọi biện pháp để đối phó với đại dịch toàn cầu. Mục tiêu duy nhất là bảo đảm sức khỏe, sự an toàn của người dân trước dịch bệnh. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, hàng trăm chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước để tránh dịch, 3 gói hỗ trợ với hơn 100 ngàn tỷ đồng giúp người dân vượt qua khó khăn khi giãn cách xã hội. Đặc biệt là nỗ lực của Chính phủ trong việc đưa vắc xin Covid-19 về Việt Nam nhằm thực hiện chiến dịch tiêm chủng toàn quốc phòng ngừa, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong cho người dân trước sự nguy hiểm của các biến thể mới của vi rút SARS-CoV2.

Đây chính là lời bác bỏ đanh thép trước luận điệu xuyên tạc về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, bảo đảm cho mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất. Quyền con người luôn là mục tiêu, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thủ đoạn “nhai đi nhai lại” của Việt Tân hay bất kỳ tổ chức phản động nào khác đều không thể làm thay đổi bản chất vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, cũng giống như “cỏ không thể biến thành cơm” và…

  • Từ khóa
135206

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Đang tải dữ liệu